Bánh cống
Bánh cống là sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu dân dã “tự nuôi tự trồng” của người dân miền Tây sông nước. Là đặc sản của người Khmer Nam Bộ. Khó có thể nói chính xác bánh cóng có mặt ở Sài Gòn từ khi nào, chỉ biết là rất lâu rồi. Thường người ta hay ăn chung với bánh cuốn nhưng đó chỉ là kiểu ăn kèm để cho món thêm đậm đà vì khi ấy miếng bánh cóng đã nguội, xếp gọn ghẽ trong tủ kính hoặc trong khay, mất hẳn độ nóng giòn thơm phức. Nên người sành ăn vẫn thích những hàng quán chỉ chuyên về bánh cóng, nơi mà chỉ cần đi ngang qua đã nghe mùi thơm lan tỏa cuốn hút từ chảo dầu sôi sùng sục, trong đó là những chiếc bánh cóng vàng ruộm hấp dẫn.
Nguyên liệu làm món bánh cống
- Tôm: 200 gram
- Thịt xay: 200 gram
- Đậu xanh: 100 gram
- Bột giòn: 50 gram
- Bột gạo: 200 gram
- Bột mì: 50 gram
- Bột nghệ: 2 gram
- Rau sống: rau thơm, xà lách, cải bẹ xanh
- Củ cải trắng: 1 củ
- Cà rốt: 1 củ
- Khoai môn: 1 củ
- Dấm: 350 ml
- Chanh: 1 trái
- Gia vị: nước mắm, đường, muối, hạt nêm, hành tím,…
- Tỏi: 4 tép
- Ớt hiểm: 2 trái
Hướng dẫn
Sơ chế
- Đậu xanh, đậu nành bạn ngâm qua đêm.
- Đậu xanh rửa rồi đem hấp chín (không nát)
- Đậu nành rửa sạch để ráo nước rồi xay nhuyễn với 50ml nước.
- Thái nhỏ hành tím và hành lá, để thành 2 phần trong dĩa.
Tiến hành
Dùng cái chảo sạch, cho dầu ăn vào rồi phi thơm hành tím, trút toàn bộ thịt băm vào xào.
Bạn nêm nếm hạt nêm sao cho vừa ăn. Phần này sẽ dùng làm nhân bánh cống.
Lấy một cái âu lớn và sạch cho bột đậu nành, bột gạo vào rồi sau đó bạn cho thêm một chút muối, 250ml nước và khuấy đều lên đến khi nào thấy hỗn hợp sền sệt là được. (hỗn hợp bột bánh cống nên đặc hơn bột bánh xèo một chút thì bánh mới ngon và chắc)
Dùng nồi chiên cho dầu ăn vào sao cho lượng dầu ăn có thể ngập chiên bánh. Đun nóng và để cho dầu sôi rồi nhúng thìa vào trước. Đến khi nào thìa nóng thì lấy ra.
Vá múc canh sâu lòng cũng được.
Khi vá nóng, bạn cho bột vào muôi, tiếp đó thêm một ít đậu xanh, thịt băm vào. Cuối dùng thêm bột phủ lên trên bề mặt phần nhân thịt. Lưu ý nên chia hỗn hợp với tỉ lệ sao cho đầy muôi.
Cho 1 con tôm lên trên rồi nhúng muôi bánh vào chảo dầu. Lúc này, bạn nên vặn lửa nhỏ.
Bánh gần chín, bạn dùng mũi dao tách bánh ra khỏi muôi, rồi sau đó, bạn vẫn để bánh trong chảo tới khi nào thấy bánh vàng và chín hẳn thì vớt ra cho ráo dầu.
Lần lượt làm tương tự với những chiếc bánh còn lại cho tới khi hết nguyên liệu.
Bánh sau khi để ráo dầu, bạn xếp ra đĩa, dùng dao cắt nhỏ rồi thưởng thức.
Để có sản phẩm ngon
Bánh có kích cỡ vừa phải, màu vàng sậm.
Phần vỏ bánh giòn rụm, thơm ngon, nhân bánh đậm đà, không quá mặn cũng không bị nhạt.
Ăn ngay lúc còn nóng và dùng với một ít rau sống chấm nước chấm chua ngọt sẽ ngon hơn.
Chúc các bạn thực hiện thành công món bánh này!
Xem thêm : bánh xèo
Fanpage: Hoa Mai Food
HOTLINE: 0949.254.785